Bạn hiểu như thế nào về nước hoa? Trong nước hoa thường có gì, hay nước hoa bắt nguồn từ đâu? Cùng Huyền Ngô tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
1. Nước hoa
Nước hoa (hay còn gọi là dầu thơm) là hỗn hợp của tinh dầu thơm hay những hợp chất tạo ra mùi thơm, chất lưu hương và dung môi. Thông thường, nước hoa được điều chế dưới dạng lỏng. Sử dụng với mục đích tạo ra mùi thơm cho cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu, quyến rũ hoặc che giấu một mùi khó chịu nào đó trên cơ thể
2. Nguồn gốc
” Ông tổ ” sáng chế nước hoa được bắt nguồn từ đất nước Ai Cập kỳ bí, nước hoa được bào chế từ gỗ , lá thơm dưới dạng tinh dầu. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, phát triển qua nhiều nước, quốc gia trên thế giới như: Ba Tư, Hy Lạp thời kỳ La Mã, Lưỡng Hà ( lưu vực sông Ấn), Trung Hoa cổ đại, Châu Âu, Trung Đông, Anh. Mỹ,…
Nền tảng cho ngành công nghiệp nước hoa hiện đại không thể không nhắc tới phương pháp sử dụng dung môi của Nhà hóa học đầu tiên trên thế giới, cũng là thợ điều chế nước hoa tại thành Babylon ở vùng Lưỡng Hà là Tapputi. Bà thường xuyên chưng cất hoa, dầu, cây mây với các dung môi khác và tiến hành trộn lọc chúng nhiều lần để tạo thành nước hoa. Tiếp đến là thí nghiệm của Avicenna – nhà hóa học, triết gia người Ba Tư, ông tạo ra nhiều mùi thơm mới bằng phương pháp chưng cất, không dựa trên tinh dầu. Lần đầu tiên, ông thử nghiệm với hoa hồng. Cho đến khi ông phát hiện ra, nước hoa dạng lỏng bao gồm hỗn hợp dầu và các loại thảo mộc hoặc cánh hoa nghiền nát tạo thành một hỗn hợp nồng đậm. Nước hoa hồng tinh tế hơn và ngay lập tức trở nên phổ biến. Từ đó, người ta dần sử dụng cồn để làm nguyên liệu nền. Chai nước hoa “tân tiến” đầu tiên áp dụng công nghệ hóa lỏng và sử dụng cồn làm nền có tên Hungary sản xuất vào thế kỷ 14.
Xem thêm: “Sự ra đời và nguồn gốc tạo lên nước hoa Pháp“
3. Nghệ thuật
Nghệ thuật làm nước hoa có lẽ đã được biết đến ở Tây Âu từ năm 1221. Dựa trên các công thức nấu ăn của các tu sĩ ở Santa Maria delle Vigne hoặc Santa Maria Novella ở Firenze, Ý. Ở phương đông, người Hungary đã sản xuất một loại nước hoa làm từ dầu thơm pha trong dung dịch cồn – hay được gọi là Nước Hungary – theo lệnh của Nữ hoàng Elizabeth của Hungary vào khoảng năm 1370. Nghệ thuật làm nước hoa thịnh vượng ở Ý thời Phục hưng.
Vào thế kỷ 16, nhà pha chế nước hoa riêng cho Catherine de ‘Medici (1519–1589) là René người Firenze (Renato il fiorentino) đã mang những cải tiến của Ý đến Pháp. Phòng thí nghiệm của anh được kết nối với các căn hộ của cô bằng một lối đi bí mật để không có công thức nào có thể bị đánh cắp trên đường đi. Nhờ Rene, Pháp nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm sản xuất nước hoa và mỹ phẩm của Châu Âu. Việc trồng hoa để lấy tinh chất nước hoa bắt đầu từ thế kỷ 14 và đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng ở miền Nam nước Pháp.
4. Các cấp pha của nước hoa
- Parfum hay Extrait: là chiết xuất nước hoa, nước hoa nguyên chất với hàm lượng tinh dầu từ 20-40% (IFRA: thường ~ 20%), đây là loại nước hoa đắt nhất và hiếm nhất vì nồng độ tinh dầu rất cao, đồng nghĩa với việc mùi hương rất nồng và bền.
- Esprit de Parfum (ESdP): 15–30% hợp chất thơm, nồng độ mạnh hiếm khi được sử dụng giữa EdP và nước hoa;
- Eau de Perfume (EdP) hay parfum de toilette (PdT): với hàm lượng tinh dầu từ 12-20%, đậm đặc nhất. Loại nước hoa chủ yếu dành cho phái nữ với nồng độ tinh dầu cao, nồng nàn và bền mùi. Là dạng nước hoa phổ biến hiện nay, sử dụng hợp với những vùng khí hậu khô hay mùa lạnh.
- Eau de Toilette (EdT): có từ 5-12% tinh dầu. Loại nước hoa phổ biến nhất hiện nay trên thế giới với giá cả phải chăng và chất lượng mùi hương trung bình. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại hay nhà sản xuất. Đây là loại nước hoa với mùi nhẹ nhàng, khá bền mùi và được dùng cho cả nam và nữ.
- Eau de Cologne (EdC): chỉ có 3–8% tinh dầu (thường ~ 5%) trong chai nước hoa
- Eau fraiche: Nói chung các sản phẩm nước hoa này chứa 3% hoặc ít hơn các hợp chất thơm và được pha loãng với nước chứ không pha với dầu hoặc rượu.
CÔNG TY TNHH HUYỀN NGÔ
Address: 15 Rue Daniel Stern 75015 Paris
Hotline: +33667 980 977 – +84373 829 157
Email: Huyenngo.sas@gmail.com